BỆNH UỐN VÁN ( TETANUS ) Ở CHÓ.

Uốn ván là bệnh chỉ xảy ra ở động vật có vú, do một loại vi khuẩn yếm khí Clostridium tetani ...
 

1. Bệnh Uốn ván là gì ?

Uốn ván là bệnh chỉ xảy ra ở động vật có vú, do một loại vi khuẩn yếm khí Clostridium tetani, có mặt ở môi trường : đất , cát sỏi, chất thải bẩn của động vật, nhiễm qua vết thương, vết cắn nhau sâu và kín, nha bào uốn ván trong điều kiện yếm khí ( không có ô-xy ) sẽ phát triển thành vi khuẩn, giải phóng “ ngoại độc tố “ làm tê liệt hệ thần kinh vận động, co cứng cơ vân ( loại cơ bắp vận động ) gây liệt hô hấp và chết do thiếu ô-xy, trụy tim mạch.

Toàn thân co cứng cơ vân, chó chỉ đứng, khó vận động.Nếu nằm thì không đứng dậy được.

Hàm cứng không kêu sủa và nuốt nước bọt được.

2. Bệnh có nguy hiểm cho chó không ? Có lây lan không ?

Rất nguy hiểm khi có vết thương do phẫu thuật, thiến hoạn nhiễm trùng, do cắn nhau, răng nhọn cắm sâu vào cơ bắp, hoặc bị vật nhọn đâm sâu dễ nhiễm nha bào Uốn ván. Chó ủ bệnh từ 10- 14 ngày, sau đó phát các triệu chứng co cứng cơ, cứng chi, lúc đầu chó khó di chuyển , hay đổ ngã, nằm thì không đứng dậy được, rồi co cứng cơ toàn thân, lấy tay vỗ vào thân chó như một khúc gỗ. Chó bị cứng hàm, không nhai không uống nước được, mắt " trợn trừng " không nháy, chớp, do cơ mi mắt bị co cứng, tai không vẫy. Chó lên từng cơn co giật khi có các tác động âm thanh, động chạm từ bên ngoài.

Chó bị bệnh uốn ván : hàm cứng, cơ mặt co cứng, mắt " trợn" không chớp.nháy mắt đuợc.

Chó không thể sống được quá vài ngày sau khi phát bệnh, toàn thân bị co cứng , uốn vồng như tấm ván gỗ. Là loại bệnh chỉ do“ Nhiễm trùng” cục bộ, không lây lan.

3. Phòng, trị bệnh như thế nào ?

- Khi nghi chó có vết thương sâu và kín, phải kiểm tra vết thương và xử lý chống nhiễm trùng bằng sát trùng cục bộ vết thương, sau đó phải để hở , hoặc đôi khi phải mở rộng vết thương. 
- Sát trùng rốn chó sơ sinh bằng dung dịch cồn i-od 5%, dùng Panh kẹp cầm máu rốn cho tốt, không nên buộc chỉ cầm máu rốn. 
- Tiêm phòng vaccine Uốn ván và giải độc tố uốn ván nếu chó bị vết thương bẩn dơ, sâu và kín. 
- Nếu các phẫu thuật không bảo đảm vô trùng tốt, nên để hở không băng bó vết thương , các trừơng hợp thiến chó đực, tốt nhất là không khâu kín bao dịch hoàn. 
- Cần có tư vấn của BSTY khi chó bị tai nạn, xử lý vết thương. 
- Khi đã có dấu hiệu lên cơn Uốn ván cần có BSTY điều trị bằng các liệu pháp : kháng sinh, thở máy thở Ô xy, an thần, truyền dịch…tỷ lệ khỏi bệnh không cao.

4- Có nguy hiểm với con người không ?

Rất nguy hiểm nếu người tiếp xúc với động vật và môi trường nhiễm nha bào uốn ván có vết thương sâu, kín. Đặc biệt khi bị chó cắn vết răng cắn sâu vào cơ bắp , ngoài việc tiêm phòng bệnh Dại, người bị chó cắn chớ quên nhờ tư vấn của Bác sỹ về tiêm phòng vaccine chống Bệnh Uốn ván. Nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra chỉ do sơ xuất không để ý tới việc phòng bệnh Uốn ván chết người này.

 

Tin liên quan
Bệnh rò da Dermosinus ở chó có xoáy lưng
© 2016 Ha noi vet cilic. All right reserved.