Cách chăm sóc chó - một số lưu ý khi mới nuôi chó lần đầu

Khi mua chó về nhà nếu trong mùa đông bạn nên đựng chó trong túi ấm hoặc giỏ có nắp, đáy đặt miếng lót bằng vải mềm.
 

Cách chăm sóc cho chó, cách tắm chải cho chó, cách nuôi chó

Khi mua chó về nhà nếu trong mùa đông bạn nên đựng chó trong túi ấm hoặc giỏ có nắp, đáy đặt miếng lót bằng vải mềm. Nếu mua trong mùa hè thì đựng chó vào giỏ hoặc lồng xách tay, đáy có lót rơm hoặc cỏ khô. Để cho chó con đỡ nhớ mẹ thì miếng lót giở đựng cần được lau người chó mẹ, như vậy miếng lót đã giữ được mùi chó mẹ. Để chó con đỡ nhớ đàn, dưới miếng lót đặt túi chườm nóng cuộn vào trong chăm, như vậy túi chườm sẽ thay thế ổ ấm của nó. Nơi chó ngủ cần phải ấm và làm cho nó nhớ đến một cái hang nhưng cả ngày chó con phải được ở chỗ sáng bởi thiếu ánh sáng mặt trời sẽ nguy hại đến sự phát triển của nó. Không nên xích chó ở một chỗ mà nó cần được đi lại tự do ở trong phòng. Nếu cần hạn chế chó con đi lại thì nhốt nó vào một phòng riêng  nhưng không được nhốt vào nhà vệ sinh hay nhà tắm. Chó con thường hay quấy rầy bạn và dôi khi bạn bắt nó trở về  chỗ quy định nhưng vận động nhiều và thường xuyên là điều bắt buộc đối với chó nuôi trong nhà.

            Chó con nhất thiết phải được tiêm phòng vacxin đa giá từ 45 ngày tuổi (tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 21 ngày).Chó 3 tháng tuổi cần tiêm vacxin phòng dại.
 
            Chó con cần được tẩy giun sán định kỳ. Để đề phòng bệnh giun sán cần rửa sạch chậu ( tô) đựng thức ăn, nước uống và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
            Phòng bệnh ve chó, các bệnh ghẻ và nấm ở chó cần xịt thuốc Frontline. Không được để chó tiếp xúc với chó bị bệnh ghẻ, ve , nấm. Chỗ ở của chó phải khô ráo, thoáng mùa hè, ấm mùa đông và không bị gió lùa, mưa hắt. Nên lót dưới lớp thảm đệm cho chó nằm 1 lớp lá ngải cứu để trừ bọ chét và các côn trùng khác.
            Cần quan tâm kiểm tra chó hàng ngày, định kỳ tẩy giun sán, đề phòng  bệnh giun móc và giun đũa từ ngày thứ 21 trở đi. Chú ý diệt trừ ve, rận, bọ chó gây bệnh cho chó.
            Chó ít khi cần tắm, tắm nhiều hại hơn tắm ít. Tắm thường xuyên sẽ làm mất chất nhờn tự nhiên ở bộ lông và dễ làm da chó nứt nẻ. Da chó nhạy cảm hơn da người và dễ bị ngứa ngày vì xà phòng, bởi thế bạn nên dùng loại nước tắm đặc biệt dành cho chó, và nhớ không nên tắm trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Không tắm rửa chó con cho đến khi được 6 tháng tuổi. Không đưa chó ra ngoài trời sau khi tắm trừ khi thời tiết ấm áp. Khi tắm cho chó bạn hãy dịu dàng và tắm thật nhanh. Nước tắm phải ấm và đừng để nước tắm dính vào mắt chó. Nếu lúc đầu con chó của bạn sợ đứng trong nước thì bạn để nó đứng trong bồn không có nước và tắm bằng nước lấy từ ngoài vào bồn, xát nước tắm( hoặc xà phòng) khắp thân nó rồi xả nước cho sạch, lau khô ở nơi ấm áp không có gió.
            Mỗi tuần nên chải lông cho chó 2 -3 lần để giữ sạch bộ lông và loại bỏ các sợi bị rụng. Tốt nhất là bạn nên dùng loại lược( bàn chải) dành riêng cho từng loại chó.
            Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với chó con từ 3 tháng trở đi là rất lớn, phải tăng dần, chú ý bổ sung đầy đủ chất đạm, khoáng và vitamin A, D, E.
            Nuôi chó ở gia đình có hiệu quả kinh tế hơn là nuôi chó tập trung, chó sinh sản tốt hơn, ít bị dịch bệnh hơn và nếu có bị bệnh cũng chỉ cá biệt từng ổ, tránh được sự lây lan.
            Để săn sóc tốt hơn cho chó, nhất là để xử lý những tình trạng khẩn cấp như bị què (do gãy xương hoặc đứt dây chằng, dẵm phải gai ); dây chằng chữ thập chạy qua đầu gối bị căng hoặc đứt, viêm kết mạc ( mủ đùn ra từ mắt) ; thoái hóa xương sun ( do một mảnh xương sụn rời ra bên trong khớp xương); bị bỏng lửa, nước sôi; bị choáng do tai nạn xe cộ, cắn lộn lẫn nhau; ngộ độc, bị quá nhiều giun sán,…vv… đều hỏi ý kiến bác sỹ thú y để kịp thời xử lý.
            Ngộ độc do ăn uống là một hội chứng cấp có thể xảy ra  trong khi nuôi chó. Về mùa hè nếu thức ăn cho chó bảo quản không hợp vệ sinh dễ bị nhiễm khuẩn, chó có thể bị ỉa chảy, nhiễm độc. Cho nên thức ăn cho chó không được để ôi thiu hoặc thịt từ gia súc bị bệnh truyền nhiễm, từ cá ươn (dù đã nấu chín chó vẫn bị ỉa chảy do độc tố ). Nếu cho chó ăn các loại thịt muối,cá muối dễ bị trúng độc  vì chó “phàm ăn” nên hay ăn nhiều, trúng độc muối nặng chó sẽ chết. Khi chó bị trúng độc thức ăn và ngộ độc muối thường biểu hiện : bỏ ăn, nôn, bước đi loạng choạng, đau bụng, ỉa chảy có máu, nước bọt chảy ra nhiều, cơ bắp co giật, chó vật vã yếu ớt. Lúc này nếu không giải độc kịp thời chó sẽ chết.
            Một điều đáng chú ý nữa là kẻ xấu trộn các loại thuốc độc vào thức ăn để giết cho hoặc dùng bột hạt mã tiền trộn vào thức ăn cho chó ăn để bắt chó, hoặc đánh bằng bả chuột trộn thức ăn ngon cho chó ăn, cho chó ăn chuột chết bằng bả chó cũng bị chết.
            Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng chó phải hết sức lưu ý và quản lý chó chặt chẽ. Khi cho chó sạo chơi,vận động không cho chó liếm láp, ăn các loại thức ăn bẩn, chuột chết và đặc biệt đề phòng kẻ xấu “đánh bả” giết chó.
Dr Hải (ST)

 

Tin liên quan
Chó chết dịch bệnh - một sự thật phũ phàng!
HỎI ĐÁP VỀ TIÊM VACCINE PHÒNG BỆNH CHO CHÓ.
TẠI SAO CHÓ ĐÃ TIÊM VACCINE MÀ VẪN CHẾT DỊCH ?
Làm gì khi chó ăn phải bả?
CÁC BỆNH THƯỜNG THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ CÁCH CHỮA
Mèo cũng bị Alzheimer
CÁC GIỐNG CHÓ NUÔI Ở VIỆT NAM.
các giống mèo trên thế giới
© 2016 Ha noi vet cilic. All right reserved.